Trong hoạt động Thói_quen

Một số thói quen được cho là tốt như thói sinh hoạt có nề nếp, lề lối, điều độ với tác phong nhanh nhạy, hoạt bát, khẩn trương, xếp đặt mọi thứ luôn gọn, sạch, đúng nơi, đúng chỗ. Thói quen lao động, công tác có khoa học như coi trọng và quý trọng thời gian, tiến trình biểu đã xác định, thực hiện nhiêm túc giờ nào việc ấy, làm đúng kế hoạch và có cân nhắc, tính toán công sức hợp lý, thói quen làm việc chăm chỉ[6] thói quen đọc nhiều tài liệu và sách báo[2]. Thói quen giao tiếp ứng xử có văn hóa thể hiện qua việc lời nói điềm đạm, đúng mực, đúng thời điểm, hợp tình, hợp cảnh, lịch sự, tế nhị và dùng đại từ nhân xưng theo đúng các mối quan hệ xã hội. Thói quen ăn mặc lịch sự, đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ, hợp với tuổi tác, công việc, môi trường và hoàn cảnh giao tiếp. Thói quen rèn luyện sức khỏe thông qua việc tích cực, hăng say luyện tập thể dục thể thao, chăm lo giữ gìn vệ sinh thân thể...[1]

Một số thói quen được cho là xấu như: Thói quen lộn xộn trong sinh hoạt hằng ngày cụ thể như tác phong lề mề, luộm thuộm, lôi thôi, lếch thếch thiếu gọn gàng, sạch sẽ, làm đâu bỏ đấy, cẩu thả.... Đại khái trong học hành, học tập không theo giờ giấc (thời khóa biểu), xếp đặt sách vở, đồ dùng học tập thiếu ngăn nắp, học tủ, học lệch, học vẹt. thói quen manh mún trong lao động, làm việc thiếu tính chủ động, không có kế hoạch cụ thể, không biết làm việc gì trước, việc gì sau, thích gì làm nấy. Thói quen bừa bãi trong giao tiếp, ứng xử, nói năng thiếu suy nghĩ chín chắn, nói không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp với đối tượng, không tuân theo ngôi thứ và tôn trọng người khác, thói quen tùy tiện trong ăn uống và không hợp vệ sinh, thói quen lười nhác trong rèn luyện thân thể, ngại, lười vận động, không thường xuyên tham gia thể dục, thể thao[1].

Ngoài ra có một số thói quen không tốt như thói quen trì hoãn, lề mề, chờ đến gần hạn cuối mới bắt tay vào công việc, thói quen chậm trễ, lợi dụng sự thoải mái đi trễ, về sớm, áo quần tuềnh toàng với áo thun hay quần jean rách.... Thói quen không hòa nhập, thói quen công kích, chỉ trích, đả kích, thói quen kết bè kết đảng, vây cánh bè phái, thói quen viết email, tin nhắn cẩu thả, gửi e-mail, tin nhắn khi tức giận, không kiểm soát phát ngôn trên mạng xã hội, thói quen đổ thừa, chê trách, oán trách khi gặp khó khăn, than thân trách phận.

Hoặc một số thói quen gây hại cho não bộ như: Bỏ bữa sáng (thiếu hụt chất dinh dưỡng cho não), ăn uống quá độ, Hút thuốc làm cho não teo lại từ từ, ăn nhiều đường, hít thở không khí ô nhiễm quá lâu, thiếu ngủ làm cho các tế bào não kiệt sức, trùm đầu khi ngủ, não không đủ ô xy, lâu dần sẽ bị tổn thương, suy nghĩ khi bị bệnh gây sức ép lên não, lười suy nghĩ và Kiệm lời[7].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thói_quen http://ngoisao.net/tin-tuc/tam-tinh/2007/01/nhung-... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/tu-... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/nhung-t... http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/hanh-d... http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tro-ban-chat... http://baodatviet.vn/kinh-te/bao-ve-nguoi-tieu-dun... http://dantri.com.vn/nghe-nghiep/8-thoi-quen-cua-n... http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/9-thoi-quen-the... http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhung-du-... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120511/nhung-t...